Tiểu sử Hoàn Châu Lâu Chủ

Hoàn Châu Lâu Chủ chào đời vào năm Quang Tự thứ 28 thời Thanh (1902), xuất thân từ nhà thế gia hoạn quan, tên ban đầu là Lý Thiện Cơ (sau đổi tên thành Lý Thọ Dân và Lý Hồng được sử dụng sau năm 1949). Cha ông là Lý Nguyên Phụ từng một thời ra làm Tri phủ Tô Châu dưới thời Quang Tự.

Hồi còn trẻ, Lý Thọ Dân thường cùng cha du ngoạn nam bắc, thưởng ngoạn phong cảnh các nơi, sau khi cha qua đời, gia đình lâm vào cảnh nghèo khó nên ông chỉ học ở Tô Châu vài năm rồi bỏ học ra đi làm sớm. Từ nhỏ ông đã say mê cựu học, đọc rộng kinh điển Phật giáoĐạo giáo, đồng thời luyện tập võ thuậtkhí công. Ông thông thạo học thuyết lý luận ba nhà Nho, Phật, Lão, giỏi thuật số học, y học, bói toánchiêm tinh. Người ta đồn rằng trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai, ông đã tính toán được vận may của viên đại tá người Nhật và cứu ông này thoát khỏi tai họa chết người.

Năm 19 tuổi, ông làm công chức chính phủ Bắc Dương ở Bắc Bình (nay là Bắc Kinh). Năm 1932, Thục Sơn kiếm hiệp truyện được xuất bản nhiều kỳ trên Thiên Phong báoThiên Tân, toàn sách hơn một triệu chữ, có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ tiểu thuyết và điện ảnh Trung Quốc sau này. Trong giai đoạn sau, do số lượng lời mời ngày càng nhiều, tham vọng của tác giả dần tăng lên, đồng thời, ông tiếp tục viết thêm phần tiền truyện, hậu truyện, tân truyện, ngoại truyện và biệt truyện cho Thục Sơn kiếm hiệp truyện.[3] Nó kéo dài nhiều thế hệ trước sau theo thời gian và không gian được mô tả trong Thục Sơn kiếm hiệp truyện. Kết quả là cái đuôi quá lớn đến mức không thể đưa ra phần tổng kết cuối cùng của Thục Sơn kiếm hiệp truyện, khiến cho ba trận đấu kiếm của phái Nga Mi trở nên bí ẩn hơn trong lòng độc giả.

Sau đó bộ truyện được Lệ Lực xuất bản xã ấn hành, viết đến năm 1949 vẫn chưa xong tập này. Cũng có nhiều tin đồn khác về cuốn Thục Sơn kiếm hiệp truyện chưa hoàn thành, bao gồm cả việc sau Thế chiến thứ hai, mạng lưới văn học ở Trung Quốc đại lục ngày càng trở nên bó buộc hơn, do đó tác giả không còn có thể viết tiểu thuyết kỳ ảo được nữa, và Hoàn Châu Lâu Chủ đành phải mưu sinh bằng nghề viết kịch bản hí khúc cho đến lúc mất vì ung thư thực quản vào năm 1961. Về phần kết của tập này, có tin đồn rằng con trai ông từng tiết lộ với bạn bè của cha mình rằng cha ông đã hoàn thành bản thảo trước khi qua đời và giao cho bạn mình xuất bản ở Hồng Kông, nhưng vì sao cuốn này chưa bao giờ được xuất bản hiện giờ vẫn còn là một bí ẩn. Tháng 3 năm 1949, ông dừng việc sáng tạo và xuất bản cuốn Thục Sơn kiếm hiệp hậu truyện còn dang dở ở Thượng Hải, kể từ đó, ông cống hiến hết mình để thể hiện sự sáng tạo của võ hiệp trong thời đại mới mang hơi hướng trừ bạo an dân và Đào Nguyên nhạc thổ.[4]

Từ năm 1949 đến tháng 5 năm 1951, ông viết và xuất bản 13 tiểu thuyết kiếm hiệp, trong đó có bộ Nữ hiệp Dạ Minh châu. Về sau, do tình hình chính trị chấm dứt, truyện này được cải biên để tạo kịch bản cho Thượng Tiểu Vân và những người khác trình diễn. Năm 1958, tờ Văn nghệ học tập đăng bài viết mang tên "Đừng để Hoàn Châu Lâu Chủ tiếp tục thả độc", khiến ông bị kích động mạnh đến nỗi mắc chứng xuất huyết não;[5] ít lâu sau thì qua đời vì ung thư thực quản vào tháng 2 năm 1961, hưởng dương 59 tuổi.[6]

Bộ truyện Thục Sơn kiếm hiệp truyện là tác phẩm đầu taytiêu biểu của tác giả. Hoàn Châu Lâu Chủ là bút danh mà ông sử dụng trong tất cả các tác phẩm của mình.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoàn Châu Lâu Chủ https://doi.org/10.1179%2Fchi.1997.20.1.169 https://doi.org/10.1080%2F0907676X.2002.9961451 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:143133754 https://books.google.com/books?id=E3C6BQAAQBAJ&pg=... https://web.archive.org/web/20140113235557/http://... http://www.yangtse.com/system/2012/03/15/012936681... https://web.archive.org/web/20181229054717/http://... http://paper.wenweipo.com/2007/07/24/WH0707240001.... http://edu.ocac.gov.tw/culture/chinese/cul_kungfu/... https://web.archive.org/web/20200220052513/http://...